Việt Nam có bao nhiêu dân tộc hiện nay?

Website chia sẻ kiến thức chuẩn

Việt Nam có bao nhiêu dân tộc hiện nay?

Việt Nam có bao nhiêu dân tộc
Chắc hẳn ai cũng biết Việt Nam có bao nhiêu dân tộc anh em. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về sự phân nhánh, đặc trưng của các dân tộc ở Việt Nam, bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của weharmon.com chúng tôi nhé.

I. Dân tộc là gì?

Việt Nam có bao nhiêu dân tộc

Dân tộc là nhóm người cùng sinh sống trên vùng lãnh thổ, địa lý

Trước khi biết được Việt Nam có bao nhiêu dân tộc, chúng ta cùng nhau tìm hiểu khái niệm dân tộc là gì. Theo đó, dân tộc là hình thái đặc thù của của loài người, xuất hiện trong quá trình phát triển của xã hội. Các dân tộc được phân biệt bởi 3 đặc điểm chính là ngôn ngữ, văn hóa và ý thức về cộng đồng.
Theo nghĩa rộng, dân tộc là cộng đồng chính trị, xã hội được hình thành do sự tập hợp của nhiều tộc người cùng chung sống trên lãnh thổ và được quản lý bởi nhà nước. Tóm lại, dân tộc hiểu đơn giản là nhóm người cùng sinh sống trên một khu vực địa lý, mang những đặc điểm riêng về ngôn ngữ, văn hóa,…

II. Việt Nam có bao nhiêu dân tộc

Hiện nay, Việt Nam có bao nhiêu dân tộc anh em? Theo Ủy ban Dân tộc Việt Nam, hiện nay nước ta có 54 dân tộc anh em. Trong đó, dân tộc Kinh chiếm khoảng 85% và 53 dân tộc còn lại như Tày, Thái, Mường, Dao… chiếm khoảng 15% dân số.

Về địa bàn sinh sống, dân tộc Kinh sinh sống trải dài khắp mọi miền vùng lãnh thổ nhưng chủ yếu tập trung tại đồng bằng, hải đảo, đô thị… Còn dân tộc thiểu số thường sinh sống tại các vùng núi, tuy nhiên họ cũng phân bổ khắp lãnh thổ nước ta. Mỗi dân tộc đều có những bản sắc văn hóa khác nhau, điều này thể hiện rõ qua các hoạt động kinh tế, đời sống văn hóa của 54 dân tộc.

Việt Nam có bao nhiêu dân tộc

Việt Nam gồm có 54 dân tộc anh em

Theo đó, 54 dân tộc được chia thành 8 nhóm ngôn ngữ khác nhau là Việt-Mường, Tày-Thái, Kadai, Môn-Khmer, H’Mông-Dao, Nam đảo và Tạng-Miến.
Cụ thể, Việt Nam có bao nhiêu dân tộc như sau:
01. Dân tộc Kinh
02. Dân tộc Tày
03. Dân tộc Thái
04. Dân tộc Hoa
05. Dân tộc Khơ-me
06. Dân tộc Mường
07. Dân tộc Nùng
08. Dân tộc H’Mông
09. Dân tộc Dao
10. Dân tộc Gia-rai
11. Dân tộc Ngái
12. Dân tộc Ê-đê
13. Dân tộc Ba na
14. Dân tộc Xơ-Đăng
15. Dân tộc Sán Chay
16. Dân tộc Cơ-ho
17. Dân tộc Chăm
18. Dân tộc Sán Dìu
19. Dân tộc Hrê
20. Dân tộc M’nông
21. Dân tộc Ra-glai
22. Dân tộc Xtiêng
23. Dân tộc Bru-Vân Kiều
24. Dân tộc Thổ
25. Dân tộc Giáy
26. Dân tộc Cơ-tu
27. Dân tộc Gié Triêng
28. Dân tộc Mạ
29. Dân tộc Khơ-mú
30. Dân tộc Co
31. Dân tộc Tà-ôi
32. Dân tộc Chơ-ro
33. Dân tộc Kháng
34. Dân tộc Xinh-mun
35. Dân tộc Hà Nhì
36. Dân tộc Chu ru
37. Dân tộc Lào
38. Dân tộc La Chí
39. Dân tộc La Ha
40. Dân tộc Phù Lá
41. Dân tộc La Hủ
42. Dân tộc Lự
43. Dân tộc Lô Lô
44. Dân tộc Chứt
45. Dân tộc Mảng
46. Dân tộc Pà Thẻn
47. Dân tộc Co Lao
48. Dân tộc Cống
49. Dân tộc Bố
50. Dân tộc Si La
51. Dân tộc Pu Péo
52. Dân tộc Brâu (Brao)
53. Dân tộc Ơ Đu (Tày Hạt)
54. Dân tộc Rơ măm

III. Lịch sử hình thành các dân tộc Việt Nam

Việt Nam có bao nhiêu dân tộc

Quá trình hình thành dân tộc tại nước ta được chia làm 3 giai đoạn

Để hiểu rõ hơn về thông tin Việt Nam có bao nhiêu dân tộc, chúng ta cùng khái quát về lịch sử hình thành các nhóm dân tộc ở Việt Nam. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu về dân tộc tại Việt Nam cùng sự hình thành các dân tộc trong khu vực thì có thể nhận định rằng chủng cổ Mã Lai là nguồn gốc của 54 dân tộc Việt Nam.
Theo đó, quá trình hình thành Việt Nam có bao nhiêu dân tộc được chia thành 3 giai đoạn:
  • Giai đoạn thời kỳ đồ đá: bộ phận dân cư thuộc Đại chủng Á sinh sống chủ yếu ở Tây Tạng di cư xuống phía Đông Nam, đến vùng Đông Dương ngày nay thì dừng lại. Tại khu vực này, bộ phận Đại chủng Á kết hợp với bộ phận Đạo chủng Úc tạo thành chủng cổ Mã Lai.
  • Giai đoạn cuối thời kỳ đồ đá mới đến đầu thời kỳ đồ đồng: có sự dịch chuyển của chủng cổ Mã Lai do thường xuyên tiếp xúc với nhóm chủng Á từ phương Bắc xuống và tạo thành chủng Nam Á.
  • Giai đoạn sau này: chủng Nam Á phân chia thành các dân tộc có tên gọi là Bách Việt. Ban đầu, ngôn ngữ chính là Việt – Mường, Mèo – Dao, Tày- Thái…. Sau đó quá trình chia tách tiếp tục diễn ra và hình thành nên các dân tộc và nhóm ngôn ngữ như ngày nay.

III. Một số đặc điểm các dân tộc ở Việt Nam

Việt Nam có bao nhiêu dân tộc

54 dân tộc đều có những đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Như các bạn đã biết, Việt Nam có bao nhiêu dân tộc trên đây, mỗi dân tộc tại nước ta đều có những nét riêng về văn hóa, phong tục tập quán. Nhưng nhìn chung, 54 dân tộc anh em tại Việt Nam đều có những đặc điểm chung như:
  • 54 dân tộc sinh sống trên cùng lãnh thổ có chung vận mệnh lịch sử, truyền thống. Thêm vào đó, với lối sống phụ thuộc vào nông nghiệp nên xây dựng được tính đoàn kết, luôn tương trợ giúp đỡ nhau trong việc đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước.
  • Do vị trí, địa lý và điều kiện tự nhiên mỗi vùng miền có sự khác nhau nên trình độ phát triển kinh tế, văn hóa tại mỗi vùng dân tộc sinh sống có sự chênh lệch.
  • Mặc dù 53 dân tộc thiểu số chỉ chiếm khoảng 15% dân số cả nước nhưng lại có vị trí chiến lược, vai trò quan trọng đối với việc phát triển kinh tế đất nước và an ninh, quốc phòng.
  • Cùng với đó, bản sắc riêng của mỗi dân tộc được phát triển mạnh mẽ góp phần làm phong phú, đa dạng nền văn hóa của nước ta.
Có thể thấy, với 54 dân tộc anh em đã và đang cùng nhau phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh hơn.
Hy vọng với thông tin trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn Việt Nam có bao nhiêu dân tộc, cũng như có cái nhìn sâu sắc, tổng quan hơn về các dân tộc anh em tại nước ta. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.